Các bộ phận cơ bản cấu tạo ngôi nhà ở liên kết với nhau chặt chẽ. Mỗi cái có nhiệm vụ, vai trò riêng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Ngược lại sẽ thi công sai kết cấu gây hậu quả khó lường.

1. Cọc:

Cọc là vật thể dạng thanh hoặc bản được cắm vào đất theo phương trục của nó. Cọc là kết cấu có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hay thi công đóng cừ tại chỗ vào lòng đất, đá, để truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất, đá, sâu hơn nhằm cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định (TCVN 10304-2014).

Trong xây dựng, cọc được dùng với nhiều mục đích khác nhau như để gia cố nền đất (Cọc tre, cọc tràm, cọc cát, vv.); làm móng cho công trình (cọc bê tông, cọc thép, vv.); làm vách đứng ngăn đất hoặc nước (cọc ván, cọc cừ, ví dụ: cừ ván bê tông cốt thép, cừ ván thép); để định vị trên mặt đất (cọc tiêu, cọc mốc, vv.). Cắm cọc vào đất thường dùng các cách: đóng cọc nhờ lực va chạm của búa đóng cọc; búa rung và ấn cọc nhờ thiết bị chuyên dùng; ép cọc bằng các lực tĩnh, khoan đất rồi nhồi vật liệu vào thành dạng cọc nhồi.

2. Móng:

Móng là bộ phận kết cấu dưới cùng của nhà dân dụng nằm sâu dưới đất, chịu toàn bộ tải trọng của nhà và truyền tải trọng này xuống nền của móng.

3. Tường và cột

  • Tường và cột làm bộ phận chịu lực theo phương thẳng đứng truyền trực tiếp tải trọng xuống móng.
  • Ngoài ra tường là kết cấu bao che làm nhiệm vụ phân chia không gian trên mặt phẳng ngang và bao che nhà.
  • Yêu cầu: độ cứng lớn, cường độ cao, bền chắc và ổn định.
  • Tường không chịu lực tải trọng nào gọi là tường tự mang.
  • Tường ngoài phải có khả năng chống được tác dụng của thiên nhiên như mưa, gió, bão, bức xạ mặt trời và có khả năng cách âm, cách nhiệt.

 

4. Nền nhà:

Nền nhà là bộ phận ngăn cách nhà với mặt đất tự nhiên, nhô cao hơn khỏi mặt đất từ 50mm ÷ 3000mm phụ thuộc vào tính chất công trình và các qui định về cao độ qui hoạch của từng khu vực xây dựng cụ thể.

5, 6. Cửa sổ, cửa đi:

Cửa đi dùng để liên hệ giữa các phòng, ngăn cách bên trong và bên ngoài nhà, bảo vệ an ninh cho ngôi nhà. Cửa sổ có tác dụng lấy ánh sáng và thông gió cho phòng. Hệ thống cửa còn có tác dụng trang trí cho ngôi nhà.

Yêu cầu: cách âm, cách nhiệt, có khả năng phòng hoả…

7. Lanh tô:

Lanh tô là bộ phận dầm tường bằng gạch hoặc bê tông cốt thép hoặc gạch cốt thép hoặc gỗ hay thép định hình có chức năng đỡ khố tường nằm trên cửa sổ, cửa ra vào, tạo nên các lỗ cửa ở bề mặt tường. Tùy theo điều kiện làm việc mà lanh tô chịu lực hay không chịu được lực. Có thể hiểu, lanh tô là bộ phận kết cấu bên trên của các lỗ tường, như là lỗ cửa sổ, cửa đi, tủ tường, lỗ cửa hành lang trống,… Hiện nay, lanh tô có khá nhiều loại, tùy khẩu độ khác nhau, tải trọng khác nhau, hình dáng khác nhau mà chọn lanh tô phù hợp.

8. Giằng tường:

Giằng tường là một khái niệm thuộc lĩnh vực xây dựng. Nó được hiểu là một lớp bê tông hay bê tông cốt thép dùng để liên kết với các đỉnh tường của tầng nhà trước khi đổ bê tông tấm sàn.

Giằng tường liên kết với các tường tạo thành một hệ thống kết cấu đảm bảo độ ổn định của tường và độ cứng cho không gian nhà. Nó cũng tạo cho tường ngang và tường dọc thành một khối thống nhất. Từ đó, tránh cho góc tường không bị xé nứt.

9. Sàn gác:

Sàn là bộ phận kiến trúc chia không gian nhà thành các tầng, sàn còn là bộ phận kết cấu chịu lực theo phương ngang. Sàn tựa lên tường hay cột thông qua hệ thống dầm.

10. Cầu thang:

Cầu thang là bộ phận giao thông theo chiều thẳng đứng, nối liền các không gian không cùng cao độ. Cầu thang còn được xem là một bộ phận kết cấu làm việc theo phương ngang.

11. Mái:

Mái là phần bên trên cùng của nhà dân dụng. Mái nhà vừa là bộ phận chịu lực đồng thời là kết cấu bao che và bảo vệ cho các bộ phận bên dưới.

Yêu cầu: kết cấu mái bền lâu, không thấm nước, thoát nước nhanh và cách nhiệt cao, có độ cứng lớn, cách âm, có khả năng chống thấm.

12. Vỉa hè:

Vỉa hè hay lối đi bộ là phần đường đi bộ dọc bên cạnh một con đường. Thông thường, vỉa hè sẽ nhô cao hơn so với phần đường đi tùy theo mức độ và thường được ngăn cách với phần đường bằng lề đường.

13. Rãnh nước:

Có tác dụng thoát nước mặt nhà ra hệ thống nước chung của khu vực.

14. Bậc thềm:

Bậc thềm hay Bậc tam cấp là kiến trúc được dùng để ngăn cách tách biệt không gian bên trong ngôi nhà và bên ngoài sân. Công dụng chính của tam cấp là giúp việc đi lại dễ dàng hơn với thiết kế 3 bậc hợp phong thủy theo quy luật Thiên – Địa – Nhân.

Với tên gọi là bậc tam cấp cầu thang nhưng không phải bất cứ một kiến trúc nào cũng được xây dựng với 3 bậc. Tùy thuộc vào sự chênh lệch độ cao giữa không gian sống và sân vườn bên ngoài mà số lượng bậc sẽ được xác định dựa theo bội số của 3.

15. Ban công:

Ban công là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, có thể có hoặc không có mái che, kết cấu thường kiểu console. Thường được dùng cho những mẫu nhà phố ít tầng, biệt thự hoặc nhà vườn…

16. Lô gia:

Logia hay còn được gọi là lô gia, là phần phần ăn sâu vào mặt bằng nhà, một hướng tiếp xúc với thiên nhiên và được che chắn khá cẩn thận, hai hướng còn lại là xây tường cao tận đáy sàn.

Logia thường được thiết kế ở những tòa nhà cao tầng như chung cư, khách sạn và nhà nghỉ. Đặc điểm chính của nó là giữ được sự riêng tư, yên tĩnh và độc lập của không gian theo yêu cầu từ chủ nhà. Lô gia dùng để lấy sáng , tạo thông thoáng cho nhà khi khu vực hẻm quá nhỏ không cho phép xây dựng ban công.

17. Mái hắt:

Mái hắt, hay còn được gọi là ô văng. Là một tấm mái che nắng mưa bằng bê tông cốt thép nằm phía trên lanh tô. Một bộ phận dầm tường bằng gạch hoặc bê tông có tác dụng nâng đỡ phần tường ở cửa sổ hoặc cửa đi.

Mái hắt có chiều dài vươn ra < 1,2m.

Có hai cách để xây mái hắt: Cách thứ nhất đó là xây mái hắt dính liền với lanh tô. Cách thứ hai đó là xây mái hắt rời lanh tô. Thông thường, mái hắt được đút riêng lẻ và đi qua các bước kiểm tra khả năng chịu lực trước khi được đặt vào vị trí nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng.

18. Máng nước:

Máng nước được thiết kế với nhiều loại kích thước lớn, nhỏ bằng bê tông cốt thép, hoặc chất liệu tôn. Nó có công dụng thoát nước nhanh, giảm áp lực lên mái. Ngoài ra, nó còn mang lại sự hài hòa và vẻ đẹp tinh tế cho công trình lợp mái.

19. Ống thoát nước:

Dùng để thoát nước mưa trên mái từ máng nước. Ống thoát nước có thể bố trí ở trong tường hoặc ngoài.

 

THIẾT CÔNG CONCEPT

Địa chỉ : Số 23 Đường số 7, KDC Ctyland Park Hills, P.10, Q. Gò Vấp, TP.HCM

Hotline : 0903 369 626

Email : thietcongconcept@gmail.com

Website : https://thietcongconcept.vn

Tin liên quan

Bảng báo giá thi công biệt thự đẹp trọn gói TPHCM

Bạn muốn tìm bảng báo giá thi công biệt thự trọn gói TPHCM để xây dựng ngôi nhà mơ ước? Bài viết này của Thiết Công Concept sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về bảng báo giá thi công biệt thự trọn gói TPHCM. Đừng bỏ lỡ nhé!

SỰ KHÁC NHAU GIỮA LÔ GIA & BAN CÔNG

Lô gia là gì? Lô gia là phần hành lang hướng ra bên ngoài nhưng được xây dựng chiếm một phần diện tích mặt sàn của ngôi nhà. Vì được tích hợp tính năng nên hạn chế nắng mưa. Về kết cấu, lô gia vẫn có kết cấu giống ban công, có phần sàn, có lan can phía trước. Về công năng thì lô gia vẫn giống ban công là nơi để gia chủ có thể hít thở khí trời, đón nắng, trồng cây, ngồi thư giãn,… 

Ý tưởng thiết kế nhà phố có giếng trời đẹp sáng bừng không gian tại quận Gò Vấp

Cùng với xu hướng kiến trúc không gian xanh đang được ưa chuộng ngày nay, sự yêu cầu về các công trình nhà phố hiện đại nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng cho toàn bộ cho không gian sống, giếng trời được nhiều gia chủ lựa chọn như một giải pháp đón nắng, lấy gió, khắc phục những hạn chế của kiểu nhà ống nhỏ hẹp, không có mặt thoáng.

LỄ KHỞI CÔNG - CÔNG TRÌNH NHÀ Ở - QUẬN PHÚ NHUẬN

Sáng 11/03/2024, công trình nhà ở gia đình của chị Thủy đã chính thức được khởi công trong không khí phấn khởi hân hoan. Với tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, tiến độ và an toàn, chúc công trình sẽ sớm hoàn thành và Quý Chủ đầu tư sẽ có một trải nghiệm xây nhà thật vui vẻ.

Ngôi nhà 400m2 có 3 mặt tiền thoáng đẹp như tranh ở Việt Nam xuất hiện trên tạp chí kiến trúc nổi tiếng thế giới

Ngôi nhà 3 mặt tiền với diện tích 400m2 này được xây dựng tại một làng quê ở Vĩnh Phúc, Việt Nam khi khu vực này đang bắt đầu đô thị hóa. Ngôi nhà được một cặp vợ chồng trẻ xây dựng với mong muốn tạo cho những đứa con một không gian sống có nhiều cây xanh và ánh sáng. Dựa trên nhu cầu và các yếu tố thực tế đó, hình khối của căn nhà được định hướng đơn giản, cô đọng nhất có thể, tạo nên sự tương phản so với các công trình xung quanh.

face
Zalo