Nhà cấp 4 là kiến trúc nhà truyền thống tại Việt Nam, kiến trúc nhà cấp đơn giản, tiết kiệm chi phí nên vẫn được ưa thích lựa chọn đặc biệt tại các vùng nông thôn Việt Nam. Vậy, Quy trình thiết kế nhà cấp 4 có tất cả bao nhiêu bước, diễn ra như thế nào? Trước khi xây dựng cần chuẩn bị những gì? Đã bao giờ bạn đặt những câu hỏi như vậy khi bắt đầu có ý tưởng muốn xây dựng nhà cấp 4 cho chính mình. Nếu như bạn đang có những băn khoăn, những câu hỏi tương tự thì hãy cùng Thiết Công Concept theo dõi bài viết này để có thể hiểu thêm về quy trình thiết kế và cách tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 tại quận 2 để nhanh chóng sở hữu một ngôi nhà cấp 4 mơ ước với đầy đủ tiện nghi và chi phí thì vô cùng tiết kiệm!
Lập kế hoạch xây nhà cấp 4 một cách cụ thể nhất
Trước khi bắt đầu quy trình thiết kế nhà cấp 4, đơn vị thiết kế sẽ tìm hiểu về nhu cầu khách hàng. Xem khách hàng muốn thiết kế như thế nào, kiểu dáng theo phong cách nào, bao nhiêu phòng ngủ, có công năng và tiện ích sử dụng ra sao… Từ đó, lập ra một kế hoạch cụ thể. Tại bảng kế hoạch này sẽ vạch rõ:
Ý tưởng xây nhà cấp 4 mà gia chủ mong muốn là gì? Ý tưởng có thể xuất phát từ việc gia chủ nhìn thấy một mẫu nhà tương tự và mong muốn ngôi nhà cấp 4 trong tương lai của mình giống như vậy. Hay ý tưởng ấy xuất phát từ việc gia chủ mong đợi gì ở ngôi nhà của mình. Tất cả đều phải được liệt kê, gạch đầu dòng một cách cụ thể, chi tiết nhất để khi làm bản thiết kế và khi tiến hành xây dựng thực tế, ngôi nhà mới đúng chuẩn ý tưởng ban đầu.
Tiến hành khảo sát lô đất xây dựng tại quận 2 Tp.HCM
Kế hoạch thi công xử lý nền móng an toàn cho công trình hay không là do quá trình Khoan khảo sát địa chất Quận 2 có hợp lý chuẩn xác hay không. Số liệu và đo lường trước được các khó khăn trong quá trình xây dựng cũng như sau hoàn thiện công trình. Đơn vị thiết kế cần hiểu rõ về tình trạng lô đất để xây dựng trước khi thiết kế nhà cấp 4. Đây là bước khảo sát hiện trạng. Tùy theo từng hình dáng mảnh đất, từng khu vực mà thiết kế nhà cũng sẽ khác nhau.
Có những khu đất vuông vắn đẹp thì chủ nhà có thể xây hình chữ nhất. Nhưng cũng có những mảnh đất nhiều hình dạng khác nhau thì chủ nhà phải xây nhà chữ L hoặc chữ U. Thiết kế cần phù hợp với mảnh đất.
Hình thành bản vẽ mặt bằng chi tiết
Sau khi hiểu rõ vị trí mảnh đất và nhu cầu chủ nhà, đơn vị thiết kế cần xác định rõ kích thước và khoảng cách của khu đất định xây. Sau đó lên ý tưởng quy hoạch mặt bằng, hướng cửa, vị trí xây dựng, cảnh quan vườn hay hàng rào. Từ đó xây dựng nên bản vẽ mặt bằng tổng quan cho chủ nhà dễ hình dung.
Bản vẽ mặt bằng sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin của quy trình thiết kế nhà cấp 4 như có mấy phòng ngủ, mấy WC, hướng các phòng, cửa chính, cửa sổ ra sao. Từ đó chủ nhà có thể bổ sung kho chứa đồ, phòng sách, phòng quần áo… theo ý thích. Bản vẽ cũng thể hiện diện tích từng phòng, hành lang, kích thước các khu vực… Đây là bước đòi hỏi sự cẩn thận cao.
Dựng phối cảnh bản vẽ chi tiết thiết kế nhà cấp 4
Sau khi có bản vẽ mặt bằng, kiến trúc sư sẽ lên bản vẽ chi tiết hay thiết kế 3D. Bản vẽ này thể hiện kiến trúc ngôi nhà, kiểu dáng mái, họa tiết trang trí, màu sơn…
Khi dựng bối cảnh, thiết kế có thể chỉnh sửa rất nhiều lần nên đòi hỏi kiến trúc sư cần cẩn thận và tỉ mỉ. Khi dựng bản vẽ 3D, người thiết kế cũng cần lưu ý vị trí đặt các thiết bị nội thất để tiện dụng và phù hợp với phong thủy.
Sau khi có bản thiết kế chi tiết gia chủ có thể định hình được số lượng vật tư xây dựng và lên kế hoạch lựa chọn nhà cung cấp hợp lý để đảm bảo vật tư được cung cấp liên tục, và chất lượng vật tư tốt.
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín
Chuẩn bị đơn vị thi công là một việc rất quan trọng trong quy trình xây dựng nhà cấp 4. Khác với những công trình xây dựng biệt thự, tòa nhà trụ sở, nhiều chi tiết cầu kỳ đòi hỏi đội ngũ thợ thi công chắc tay, giàu kinh nghiệm và giỏi thì thi công xây dựng nhà cấp 4 chỉ cần đội ngũ thi công trình độ trung bình,khá là đã có thể thực hiện hoàn thiện được yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ của ngôi nhà. Để đảm bảo bạn nên đưa trước bản thiết kế kiểm tra đội ngũ thi công có thể đọc và hiểu được bản vẽ, đồng thời yêu cầu họ cam kết thiết kế y nguyên bản vẽ.
Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 chi tiết
Xây nhà cấp 4 tưởng đơn giản nhưng lại phức tạp. Vì kiến trúc nhà cấp 4 tương đối đơn giản với thời gian xây dựng nhanh. Nhưng thường gia chủ muốn xây nhà tiết kiệm chi phí mà vẫn thật đẹp thì không hề dễ dàng. Ngoài thiết kế nhà cấp 4 thì bạn còn cần dự trù chi phí xây nhà kỹ càng.
Để có hiệu quả thì bạn cần để ý điều kiện tài chính của mình, tính toán chi tiết để có được phương án tối ưu nhất.
Dự toán chi phí nhà cấp 4 tại quận 2
Hiện nay có 3 phương án dự toán chi phí phổ biến được nhiều người sử dụng:
Tham khảo chi phí từ công trình tương tự, sau đó quy đổi ra giá trị công trình của mình. Phương pháp này có sai số khá lớn vì mỗi công trình có đặc điểm, yêu cầu và tiện ích sử dụng khác nhau.
Bóc tách dự toán dựa theo khối lượng với sự hỗ trợ của các chuyên gia. Mức thuê dự toán sẽ khoảng 0,02% tổng chi phí căn nhà.
Khoán theo m2: Đây là cách làm được nhiều người áp dụng nhất vì có độ chính xác cao và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần tính tổng m2 xây dựng rồi nhân với đơn giá /m2 của đơn vị thi công xây dựng.
Cách tính chi phí xây dựng sau khi hoàn thành quy trình thiết kế nhà cấp 4
Các công thức tính toán chi phí xây dựng sau khi hoàn thành quy trình thiết kế nhà cấp 4 bao gồm:
+ Phần móng: Tùy loại móng mà có mức giá khác nhau
Thi công móng đơn: Không bóc tách giá, giá được tính trong đơn giá/m2
Thi công móng cọc: Giá bằng 30% giá diện tích tầng trệt
Thi công móng băng 1 phương: 50% diện tích tầng trệt (cao hơn móng cọc thông thường)
Thi công móng bé: 100% diện tích tầng trệt
+ Phần sàn: Sàn có 2 loại là có mái che và không có mái che
Sàn có mái che: 100% mức giá tầng 1, 2, 3
Sàn không có mái che: 50% giá sân phơi, sân thượng
+ Phần mái: Được chia theo mức giá nguyên liệu thi công mái
Mái tôn: 30%
Mái ngối: 70%
Mái bê tông: 100%
+ Sân trước và sân sau: 50% mức giá thi công/m2
+ Cầu thang: 100% giá
=> Tổng chi phí xây dựng = tổng chi phí móng cọc + chi phí xây dựng phần thô + chi phí hoàn thiện.
Trong đó:
Giá cọc và móng = (đơn giá thỏa thuận x số lượng cọc x chiều dài cọc) + phí thi công + (hệ số x diện tích xây dựng x giá)
Giá xây thô và hoàn thiện = tổng diện tích x đơn giá.
Xem thêm dịch vụ xây nhà trọn gói tại: https://thietcongconcept.vn/dich-vu/xay-nha-tron-goi-tai-tp-hcm-2
Bài viết trên đây Thiết Công Concept đã cung cấp thông tin về quy trình thiết kế nhà cấp 4 và cách tính chi phí. Nếu có nhu cầu về thiết kế và thi công nhà cấp 4, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0903 369 626 hoặc qua Fanpage Thiết Công Concept để được tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất.
Tin liên quan
Nhu cầu xây dựng nhà ở tăng lên mỗi năm do sự tăng trưởng về dân số vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có được ngôi nhà bền vững thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, nền móng là một trong những điều có tác động mạnh mẽ nhất. Để có được nền móng vững chãi, giai đoạn thi công ép cọc đóng vai trò khá quan trọng. Nhưng công đoạn ép cọc bê tông là gì? Quy trình thi công ép cọc khi bố trí nền móng sẽ trải qua những bước thực hiện thế nào?
Các mẫu thiết kế nhà phố được xây dựng khá nhiều tại các khu đô thị, khu đông dân cư trong điều kiện “tấc đất tấc vàng” như hiện nay. Mẫu nhà ưa chuộng bởi công năng tối ưu, lại đa dạng về mẫu mã. Chính vì thế, mẫu nhà này được xem như là phương án tối ưu, nhiều gia đình chọn lựa.
Hiện nay bê tông tươi đang trở thành phương án nhiều người lựa chọn thay thế bê tông trộn thủ công. Với nhiều ưu điểm và đặc tính văn minh, nhanh chóng, bê tông thành phẩm đã và đang ngày thành làn sóng mới trong thế giới vật liệu ngành xây dựng.