1. Vai trò của móng trong xây dựng
Móng là kết cấu nằm dưới cùng của 1 công trình xây dựng, có vai trò truyền và phân bố tải trọng của công trình đó xuống nền đất, móng càng kiên cố thì công trình càng chắc chắn ổn định.
Móng không có hình dạng và kích thước cố định, nó tùy thuộc vào tính chất công trình xây dựng, khu đất nền, đặc điểm địa chất,… Thông thường xây nhà ở thì thi công móng đòi hỏi ít kỹ thuật hơn cả. Còn với các công trình đặc biệt chung cư, cao ốc, trung tâm thương mại, sân vận động….thì móng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, tính toán tỉ mỉ hơn rất nhiều.
Móng là kết cấu nằm dưới cùng của 1 công trình xây dựng.
2. Các loại móng thường dùng trong xây dựng
Trong xây dựng hiện nay có 04 loại móng phổ biến phù hợp
2.1 Móng đơn
Là loại móng nâng đỡ 1 cột hoặc 1 cụm cột liền kề nhau nhằm gia tăng khả năng chịu lực. Thường áp dụng khi thi công cột điện, trụ cầu, và chân cột nhà. Mức chi phí rẻ, thời gian làm ngắn.
2.2 Móng bè
Là loại móng khá nông, trải rộng toàn bộ công trình, độ chịu lực kém, vai trò chủ yếu của nó là phân bổ tải trọng đồng đều lên nền đất, giảm thiểu tình trạng sụt lún. Móng bè hay được sử dụng cho các công trình có tầng hầm, bể chứa nước, kho chứa đồ,…
2.3 Móng băng
Là loại móng được sử dụng nhiều nhất trong các công trình nhà ở dân dụng bởi chi phí trung bình và thời gian thi công tương đối nhanh. Có hình dạng là những dải dài, có thể cắt nhau hoặc không. Thường bao xung quanh công trình.
2.4 Móng cọc
Là loại móng vững chắc nhất gồm nhiều cọc và các đài cọc, có thể chịu lực nhất, đòi hỏi kỹ thuật cao lành nghề, thời gian đổ lâu nên chỉ dùng cho các công trình xây nhà trên 1 nền đất yếu.
Để lựa chọn được kiểu móng phù hợp với công trình thì trước khi tiến hành đào các kỹ sư xây dựng cần phải khảo sát trước các yếu tố địa chất như: Loại đất nền, độ bằng phẳng, khả năng chịu lực của đất nền, các nguy cơ sạt lở sụt lún,…
3. Lưu ý khi đổ móng
3.1 Khảo sát địa hình địa chất trước khi đổ móng
Đây là bước quan trọng để quyết định chọn loại móng, độ sâu của móng, phương án thi công… trước khi đào móng. Thường các đơn vị thi công phải thẩm định các yếu tố như độ bằng phẳng của đất nền, loại đất nền là đất gì, đất có chặt không, có dễ thấm nước không (Có lẫn tạp chất không, nếu lẫn đó là gì). Hai loại đất tránh xây nhà nhất là đất sét và đất xốp vì khả năng chịu lực thì kém dễ sụt lún, kết cấu quá chặt nên không thể tự làm sạch, dễ sinh sôi vi khuẩn nấm mốc.
Bên cạnh đó cũng phải xác định được móng nhà có gần các mạch nước ngầm nào hay không. Tốt nhất là nên tránh các mạch nước vì chúng rất ẩm ướt.
3.2 Nếu đổ móng trên 1 nền đất yếu
Các nền đất nào được coi là nền đất yếu? Đó là đất ven sông, đất ruộng, đất bazan, đất pha cát, đất từng ngập nước…
Trước khi đào móng thì tất cả các nền đất này đều phải được gia cố lại vững chãi, nếu không rất dễ xảy ra nghiêng lệch hoặc sụt lún về sau. Việc chọn loại móng và kết cấu công trình cho những nền đất này cũng cần được tính toán thận trọng.
3.3 Quyết định độ sâu của móng
Độ sâu của móng phụ thuộc vào yếu tố địa hình, mạch nước ngầm, tính khả thi của việc thi công,…
3.4 Lựa chọn nguyên vật liệu đổ móng kỹ càng
Các nguyên vật liệu sử dụng trong thi công móng gồm: Cát, xi măng, đá, sắt thép, cốt pha. Chủ đầu tư hoặc các gia chủ nên sử dụng các nguyên vật liệu tốt nhất để đảm bảo tuổi thọ của công trình. Ham rẻ cũng không thể tiết kiệm được nhiều so với tổng chi phí xây nhà trọn gói, ngược lại làm giảm sự an toàn tính mạng khi đi vào sử dụng.
3.5 Nếu đổ móng mà gặp trời mưa
Trời mưa gây cản trở quá trình đào móng và ảnh hưởng đến cả chất lượng móng, tuy nhiên với các chủ đầu tư hoặc gia chủ không thể di dời ngày đẹp thì hãy thực hiện một số thao tác sau:
3.6 Lựa chọn đơn vị thi công xây nhà giàu kinh nghiệm
Với tất cả những sự chuẩn bị chu đáo trên nhưng nếu gia chủ “chọn mặt gửi vàng” vào 1 đơn vị mới, không có nhiều kinh nghiệm trong thi công xây nhà thì vẫn sẽ gặp những nguy cơ, những rủi ro nhất định.
Với Thiết Công concept khi nhận bất kỳ công trình xây nhà hay sửa nhà ở nào cũng đều tận tâm chuyên nghiệp trong tất cả các khâu gồm:
Từ đó giúp gia chủ và các chủ đầu tư yên tâm về chất lượng công trình.
Hy vọng bài viết trên đây của Thiết Công concept đã giúp bạn đọc bỏ túi những lưu ý khi đổ móng cực kỳ quan trọng. Hãy liên hệ tới hotline 0903 369 626 để được tư vấn thêm về các lĩnh vực thi công xây nhà và thi công sửa chữa nhà nhé. Hoặc truy cập website: https://thietcongconcept.vn/ để biết thêm chi tiết.
Tin liên quan
Bài viết này của Thiết Công Concept sẽ cung cấp cho quý đọc giả các thông tin chi tiết về các bước xin giấy phép xây dựng thi công nhà ở mới nhất, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Ngày nay việc xây dựng hay thi công các công trình xây dựng như nhà phố, biệt thự, khách sạn thường được chủ đầu tư chọn đơn vị thi công hay còn gọi là nhà thầu để giao công trình theo hình thức nhân công, phần thô, hoàn thiện.
Lễ động thổ là buổi lễ truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc, đó là thời khắc gia chủ chuẩn bị các bước quan trọng để chuyển giao từ ngôi nhà cũ đầy kĩ niệm để bước sang giai đoạn khởi đầu cho một ngôi nhà mới đầy hứa hẹn và tuyệt vời, chứa đựng nhiều cảm xúc.
Ngôi nhà phố có quy mô 4 tầng, được xây dựng trên khu đất rộng 200m2. Khối nhà có kiến trúc hiện đại, cổng vào được thiết kế theo hướng cổ điển, tuy xây mới nhưng có cảm giác như đã tồn tại qua nhiều năm. Bên trong ngôi nhà sử dụng tone màu chủ đạo gồm trắng, nâu vàng, kết hợp các mảng tường trần thô mộc tạo cảm giác hoài cổ. Các phòng được thiết kế "mở", hướng tầm nhìn ra ban công trước và sau với nhiều cây xanh. Ánh sáng tự nhiên len lỏi vào bên trong, kết hợp cùng hệ thống đèn điện, tạo nên không gian sáng - tối cho công trình. Nhờ sự kết hợp hài hòa, không gian nội thất của ngôi nhà phảng phất nét hoài cổ, đối lập với kiến trúc hiện đại bên ngoài tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà.