Theo nhiều cách, sự nổi lên của Wabi-sabi trong thiết kế nội thất có ý nghĩa vô cùng độc đáo. Các giá trị của nó phù hợp với các vấn đề đương đại, từ tính bền vững và chủ nghĩa tối giản cho đến sự thôi thúc hiện đại kết nối lại với thiên nhiên, sự thoải mái và đơn giản trong thiết kế. Vậy bạn đã biết phong cách nội thất Wabi Sabi có đặc điểm gì không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Thiết Công Concept để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về phong cách Wabi Sabi tại căn hộ quận 5 nhé!
Phong cách Wabi Sabi là gì?
Wabi là cái đẹp của sự mộc mạc, giản đơn và hài hòa với thiên nhiên, sabi là vẻ đẹp toát ra từ sự điềm nhiên, tĩnh lặng dù bị che khuất bởi thời gian. Wabi-sabi theo thẩm mỹ của văn hóa Nhật Bản là tìm kiếm những thứ không hoàn hảo, tôn vinh những thứ cũ kỹ và vô thường. Wabi-sabi khiến chúng ta nhận biết giá trị của lối sống đơn giản và thuận tự nhiên.
Wabi-sabi là một triết lý Nhật Bản đã có từ thế kỷ 15. Nó xuất hiện như một phản ứng đối lập với các xu hướng thống trị của thời đại bấy giờ – dựa rất nhiều vào trang trí quá mức, xa hoa và sử dụng các vật liệu quý hiếm. Wabi-sabi tìm kiếm vẻ đẹp trong sự không hoàn hảo. Trong khi tính đối xứng, đường nét tinh tế và tính “hoàn chỉnh” trong thiết kế là những khái niệm thống trị trên toàn thế giới, wabi-sabi cho rằng sự hoàn hảo và trọn vẹn chỉ là ảo tưởng và con người nên chấp nhận và tìm thấy vẻ đẹp trong bản chất chưa hoàn thiện của môi trường xung quanh. Đối với một số người, wabi-sabi là một nguyên tắc hướng dẫn hơn là một xu hướng thiết kế.
Từ trung tâm là sự không hoàn hảo, những ý tưởng lấy cảm hứng từ wabi-sabi mở rộng sang vật liệu tự nhiên, tái sử dụng, tính bất đối xứng, chủ nghĩa tối giản và tạo mối liên hệ với thiên nhiên – điển hình cuối cùng của vẻ đẹp không hoàn hảo.
Các đặc điểm nổi bật tạo nên sự hấp dẫn của phong cách Wabi Sabi trong căn hộ quận 5 Tp.HCM
Sự mộc mạc đến từ chính chất liệu
Wabi-Sabi hướng tới sử dụng các vật liệu hữu cơ tự nhiên, gần như bỏ qua các công đoạn gia công, làm sạch đánh bóng mà giữ lại hầu như nguyên trạng vẻ đẹp ban đầu, thể hiện sự trân trọng mọi sự như vốn dĩ của chúng.
Vật liệu phổ biến gồm gỗ mộc, đá, đất sét, sợi tự nhiên, vải dệt thô, kim loại… Đây là những chất liệu truyền tải ấn tượng và trọn vẹn nhất dòng chảy của thời gian.
Kết cấu thiết kế của phong cách Wabi-Sabi
Bên cạnh các yếu tố vật liệu thiết kế, điều quan trọng là phải suy nghĩ về cách việc sắp xếp kết cấu không gian. Với wabi-sabi, sự đơn giản chính là chìa khóa.
Wabi-sabi tập trung vào bố cục thiết kế từ chối tất cả những gì tô vẽ, bày biện không cần thiết mà hướng sự tập trung của con người đến những vật dụng thực sự cần thiết để tâm trí không còn bị thao túng bởi vật chất. Trong phong cách này, người ta đề cao sự bền bỉ, hữu dụng của đồ vật.
Wabi-sabi tập trung vào công năng nên được bày biện tối giản, thường giữ nguyên bề mặt tự nhiên ban đầu với những sắc độ không đều, đầy ngẫu hứng cùng bề mặt xù xì, thô ráp. Bát và khay trang trí luôn là một lựa chọn vững chắc, cũng như cây trồng trong nhà có thể thêm một chút tươi mát cho không gian.
Wabi-Sabi - Vẻ đẹp không hoàn hảo
Trong các thiết kế thông thường chúng ta luôn muốn đưa các thiết kế đạt đến độ hoàn thiện hoặc làm thế nào để có được một thiết kế chuyên nghiệp. Nhưng Wabi-sabi lại đi ngược lại hoàn toàn với xu hướng này. Phong cách thiết kế Wabi-sabi khiến chúng ta tìm kiếm vẻ đẹp trong những sự không hoàn hảo hiện có.
Trong không gian của phong cách Wabi Sabi thì không hề tồn tại một khoảng không nào là vô nghĩa, vì sao lại như vậy? Là bởi phong cách nội thất Wabi Sabi sẽ lấy tỷ lệ làm thước đo của không gian, tuy nhiên, chính khoảng trống đó mang lại vẻ đẹp mà Wabi Sabi muốn truyền tải và đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các khoảng trống trong phong cách nội thất Wabi Sabi sẽ được kết hợp với nguồn ánh sáng qua khung cửa sổ. Từ đó, mang lại cảm giác thoáng mát và ngập tràn sinh khí.
Wabi Sabi chính là vẻ đẹp của tạo hóa và là sự kết tinh của những gì tự nhiên nhất. Bên cạnh đó, sự thô sơ mộc mạc của Wabi Sabi không hướng đến sự hoàn mỹ mà chỉ giúp họ tìm được hạnh phúc gói gạn trong những vẻ đẹp nguyên sơ vốn có.
Xem thêm phong cách thiết kế mộc mạc, tinh tế tại: https://thietcongconcept.vn/tin-tuc/chim-dam-trong-phong-cach-thiet-ke-noi-that-moc-mac-tinh-te-voi-du-an-can-ho-quan-2-14
Bài viết trên là các đặc điểm tạo nên sự cuốn hút không thể rời mắt của phong cách Wabi Sabi. Hy vọng qua bài viết, Thiết Công Concept đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích nhất. Quý vị yêu thích và mong muốn sở hữu không gian nội thất với vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ như trên vui lòng liên hệ: 0903 369 626 hoặc qua Fanpage Thiết Công Concept để được tư vấn và báo giá.
Tin liên quan
Nhà cấp 4 là kiến trúc nhà truyền thống tại Việt Nam, kiến trúc nhà cấp đơn giản, tiết kiệm chi phí nên vẫn được ưa thích lựa chọn đặc biệt tại các vùng nông thôn Việt Nam. Vậy, Quy trình xây nhà cấp 4 có tất cả bao nhiêu bước, diễn ra như thế nào? Trước khi xây dựng cần chuẩn bị những gì?
Đổ móng là nằm ở giai đoạn đầu trong thi công xây nhà phần thô, có vai trò quan trọng đối với độ bền và độ an toàn của cả công trình. Dù là công trình công nghiệp hay nhà ở thì cũng đừng bỏ qua những lưu ý khi đổ móng rất quan trọng dưới đây bạn nhé
Một trong những thách thức lớn đặt ra trong quá trình xây dựng ngôi nhà đó là sự ảnh hưởng của nắng nóng, đặc biệt là vào mùa hè. Để khắc phục, kiến trúc sư đã thiết kế hệ lam bê tông xoay nhiều hướng khác nhau trên bề mặt tường, tạo ra các khe nắng nhỏ. Nhờ vậy ánh sáng tự nhiên có thể lọt vào mà không hắt trực tiếp các không gian bên trong, đồng thời vẫn đối lưu không khí tốt. Ngoài hệ lam bê tông, mặt tiền ngôi nhà còn được bố trí "bức màn che tự nhiên" bằng cây xanh, giúp cản nắng hắt từ phía Tây.